HWR yêu cầu EU thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam

HWR yêu cầu EU thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam

Ông Phil Robertson, phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch (HRW). Source HRW.org

 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch vừa có bản khuyến nghị yêu cầu Liên minh Châu Âu thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam.

Bản khuyến nghị đề ngày 10 tháng 1, tức hai ngày trước khi cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và chính phủ Việt Nam diễn ra tại Hà Nội.

Trả lời đài RFA, ông Phil Robertson, phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch (HRW) cho biết, đây là một cơ hội để tổ chức này thông qua Liên Minh Châu Âu thúc giục cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Ông Robertson nói:

“Chúng tôi hy vọng là Liên minh Châu Âu sẽ có một lập trường vững chắc và gây sức ép đối với chính phủ Việt Nam về các vấn đề mà chúng tôi nêu ra trong bản khuyến nghị. Phải chấm dứt việc bắt bớ, bỏ tù những nhà hoạt động ôn hoà – là những người chỉ sử dụng quyền tự do bày tỏ ý kiến, quyền tự do lập hội và quyền biểu tình để bảo vệ quyền lợi của họ”.

 


Chúng tôi hy vọng là Liên minh Châu Âu sẽ có một lập trường vững chắc và gây sức ép đối với chính phủ Việt Nam về các vấn đề mà chúng tôi nêu ra trong bản khuyến nghị. Phải chấm dứt việc bắt bớ, bỏ tù những nhà hoạt động ôn hoà – là những người chỉ sử dụng quyền tự do bày tỏ ý kiến
Ô. Phil Robertson, HRW

Khuyến nghị của HRW

Bản khuyến nghị dài 13 trang, có ba phần chính, bao gồm việc nêu ra những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam; đưa ra những đề nghị của HRW và cuối cùng là đưa ra một danh sách bị tạm giam trong năm 2011. Trong đó, HRW đề nghị rằng trong cuộc đối thoại nhân quyền ngày mai, Liên minh Châu Âu nên tập trung vào vấn đề tù nhân chính trị, những người bị tạm giam cũng như xem xét 4 vấn đề chủ chốt: sự đàn áp tự do ngôn luận và lập hội, đàn áp tự do tín ngưỡng; sự tàn bạo và lạm quyền của cảnh sát; và cưỡng ép lao động trong các trung tâm cai nghiện.

Cụ thể hơn, trong phần những đề nghị của HRW nhằm cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, bản khuyến nghị chỉ ra rằng muốn những người bất đồng chính kiến không bị bắt oan uổng, Việt Nam cần bỏ điều 79, 87, 88, 91, 92 và 258 BLHS VN. Thêm vào đó, ngoài việc đề nghị Liên minh Châu Ân yêu cầu phóng thích ngay lập tức các tù nhân chính trị, bản khuyến nghị nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của những công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Ông Phil Robertson nói thêm:
 

Quyền hành vô hạn của công an Việt Nam. RFA file
Quyền hành vô hạn của công an Việt Nam. RFA file

“Rõ ràng đó là những vấn đề là Liên minh Châu Âu nên trao đổi trới chính quyền Việt Nam. Ngoài ra, EU cũng nên yêu cầu phía Việt Nam tuân theo những công ước của EU chẳng hạn như Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết và thông qua. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao luôn phát biểu là Việt Nam luôn tôn trọng nhân quyền. Nhưng điều quan trọng là những gì Việt Nam làm chưa tuân theo tiêu chuẩn quốc tế.  Đó là vấn đề cốt lõi”.

Bản khuyến nghị cũng nêu ra khá đầy đủ những trường hợp bị bắt bớ và cầm tù mà theo tổ chức này là vì lý do chính trị, trong đó có những người đang gặp vấn đề sức khỏe. HRW cũng nêu lên quan ngại về những trường hợp tù nhân chết trong trại giam. Cụ thể, năm 2011, HRW ghi nhận 21 trường hợp.


Ngoài ra, EU cũng nên yêu cầu phía Việt Nam tuân theo những công ước của EU chẳng hạn như Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết và thông qua.
Ô. Phil Robertson, HRW

Theo bản khuyến nghị, chỉ trong năm ngoái, Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 33 nhà hoạt động ôn hoà với tổng cộng 185 năm tù giam và 75 năm quản chế. Và trong năm 2011, HRW ghi nhận có 27 trường hợp bị tạm giam vì lý do chính trị và tính ngưỡng.

Trong danh sách những người cần được phóng thích cấp bách nhất, HRW liệt kê ông LM Nguyễn Văn Lý, blogger Điếu Cày, ông Nguyễn Hữu Cầu, tính đồ Hoà Hảo Mai Thị Dung, tính đồ Hoà Hảo Nguyễn Văn Lía và người hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh. Phần cuối của bản kiến nghị là danh sách 27 trường hợp bị bắt năm ngoái chưa được xét xử, trong đó có 21 thanh niên Công giáo.

Ông Phil Robertson cho biết lý do đưa ra danh sách những người bị bắt bớ và cầm tù:

“Chúng tôi nêu ra những trường hợp này vì chúng tôi đã quan sát và tìm hiểu kỹ càng và thấy là những trường hợp này bị cầm tù vì thực hiện quyền con người của mình. Không phải HRW lên tiếng cho những trường hợp này vì họ nổi tiếng mà là vì họ bị vi phạm nhân quyền.

Chúng tôi có thể đưa những thông tin mà chúng tôi thu thập được ra công luận hoặc cung cấp cho chính phủ Việt Nam để chứng minh là chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra danh sách ấy”.


Xin được nhắc lại, sau khi ký kết Thỏa thuận Hợp tác và Đối tác mới vào năm 2010, EU và Việt Nam đồng ý tiến hành đối thoại về nhân quyền mỗi năm một lần, tổ chức luân phiên ở Brussels và Hà Nội. Ngày 12 tháng 1 năm 2012 là vòng đàm phán đầu tiên. 

 

© RFA

Điểm Báo

Liên Hiệp Quốc chuẩn bị hành động thêm với Bắc Triều Tiên

Hình: AP - Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Susan Rice nói nghị quyết của LHQ lên án vụ phóng tên lửa bất thành của Bắc Triều Tiên cho thấy những hành động khác của Bắc Triều Tiên sẽ không được dung thứ   Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc nói cơ quan quốc tế này sẵn sàng có những hành động thêm nữa...

Phải chăng Trung Quốc đang dịu giọng?

AFP photo - Lá cờ Philippines (T) và lá cờ Mỹ (P) trong lễ khai mạc các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Philippines tại trại Aguinaldo, Manila vào ngày 16 tháng 4 năm 2012.   Những căng thẳng tại Biển Đông đặc biệt là giữa Trung Quốc với các nước nằm trong vùng tranh chấp gây ra quan ngại...

Nhân quyền VN nhìn từ Canada

Canada tôn trọng quyền thể hiện chính kiến của người dân kể cả qua biểu tình Ba mươi năm trước, vào ngày 17 tháng 4 năm 1982, Nữ Hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị đã đến thủ đô Ottawa, Canada để tuyên bố và ký chuẩn thuận Hiến chương Canada về các quyền và tự do - một phần quan trọng của Đạo luật...

Việt Nam: Hãy phóng thích ngay các blogger viết về nhân quyền

(New York, ngày 16 tháng 4, 2012) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố, chính quyền Việt Nam cần lập tức phóng thích các blogger Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), Phan Thanh Hải (bút danh Anhbasg) và Tạ Phong Tần, đồng thời hủy bỏ mọi cáo buộc đối với họ. Có tin là Tòa án Nhân dân...

Biển Đông: Căng thẳng gia tăng

Ảnh minh họa/báo TQ - Trung Quốc thực hiện kế hoạch xây dựng đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa-Việt Nam thành trung tâm quân sự và du lịch của Trung Quốc.   Biển Đông một lần nữa lại nổi sóng, cả ở Hoàng Sa lẫn Trường Sa; cả giữa Trung Quốc với Việt Nam và giữa Trung Quốc với...

1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Topic: HWR yêu cầu EU thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam

No comments found.

New comment