KHẢO CỨU GA-LA-TI Chương 5.

KHẢO CỨU GA-LA-TI Chương 5.

Phần kết nối chương 4 tiếp chương 5.

Để tiếp tục bước đi trong ân sủng Thiên Chúa dành sẵn để ban cho những người tin nhận Chúa Giê-su Christ.  Bài học phần nầy, chúng ta cùng ôn lại vấn đề về đức tin và bày tỏ sự nghi vấn về ân sủng-luật pháp, luật pháp thì không cần đức tin mà chỉ cậy vào việc con người nổ lực hành động.  Vì hai việc(ân sủng-đức tin) nầy liên quan với nhau cần giải quyết cho sáng tỏ và  Cơ-đốc nhân càng vững vàng hơn khi tiếp cận những chương cuối bài học Khảo Cứu Ga-la-ti.’ Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài chỉ định, theo ân điển đã ban cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ từ trước muôn đời vô cùng’(2Tim 1:9)

ĐỨC TIN.  Đức tin bày tỏ hành động tích cực của sự hoán cải, xoay bỏ tội lỗi và hướng đi mới nhìn về Đức Chúa Trời với những gì Ngài đã phán trong Thánh kinh. 

1.    Sự nhận biết về sự kêu gọi trong ân sủng như thế nào, để hành động bởi đức tin ?

1.   *    Những Cơ-đốc nhân là những con người được chính Đức Chúa Trời lựa chọn, kêu gọi họ:

  • "Vì cớ Gia-cốp, tôi tớ ta, và Y-sơ-ra-ên, kẻ lựa chọn của ta, nên ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi, và đặt tên thêm cho ngươi, dầu ngươi không biết ta’(Ê-sai 45:4, 48:12, 13, 15, 49:1,  51:2; Thi 50:1; Châm 8:4; Ê-sai 5:26, 13:5, 41:4, 9, 42:6; Mat12:5, 4:21; Congv 2:39; Rom 1:1,6).
  • "Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó’(1Tes 5 :24).

 

1.   *    Thậm chí Ngài kêu họ đích danh Cơ-đốc nhân :

  •  "Ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi" (Ê-sai 43:1, 45:3).
  • "người chăn kêu tên chiên mình mà dẫn ra ngoài." ( Giăng 10:3 ; Xuất 3:4, 24:16; Dân 12:5 ; 1Sam 3:4, 6, 8 ; Gióp 14:5).
  • Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định”(Rom 8:28, 30).
  • "là ý định sẵn bởi sự kén chọn tự do của Ngài, chẳng cứ việc làm, nhưng cứ Đấng kêu gọi" (Rom 9:11, 24)
  • " vì các sự ban cho và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời chẳng hề đổi lại được bao giờ" (Rom 11:29). 

Cuối cùng:’Chúng chiến tranh cùng Chiên Con, Chiên Con sẽ được thắng, vì là Chúa của các chúa, Vua của các vua; và những kẻ được kêu gọi, những kẻ được chọn cùng những kẻ trung tín đều ở với Chiên Con, cũng thắng được chúng nữa.’(Khải 17 :14)

Đức tin là điều rất quan trọng trong Cơ-đốc giáo vì ”Người công chính chỉ sống(hành động) bởi đức tin’(Hab 2:4; Rom1:17)và để khẳng định về sự nhận lấy sự sống đời đời bởi tin, Giăng công bố:”Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nổi đã ban Con một của Ngài, hàu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời’ (Giăng 3:16). Đức tin trở nên cội rễ của đời sống Cơ-đốc nhân, nền tảng nhận lấy sự cứu rỗi và hành động tuyên xưng bày tỏ sự xưng công chính.

2. Đức Tin là gì?

Đức tin thật là tri thức chấp nhận mọi chân lý mà chính Ba ngôi Thiên Chúa bày tỏ cho con người qua lời Ngài, một sự tin cậy vững vàng về Đức Chúa Thánh Linh đang hành động trong lòng người nghe Phúc-âm : sự tha thứ tội lỗi, sự xưng công chính và sự ban ân sủng vô điều kiện bởi công lao của Đấng Christ.

Chúa Giê-su Christ bày tỏ ‘đức tin ‘cho Cơ-đốc nhân: sự tiếp nhận Chúa Giê-su (Giăng 1:12 ; sự trông cậy Chúa( Giăng 13:14-15; Dân 21:9); Sự ăn thịt và uống huyết Chúa Giê-su(Giăng 6:54, 55, 57) và sự hiệp một với Chúa Giê-su Christ(Giăng 15:5).

3. Đối Tượng Của Đức Tin :

Tất cả mọi nội dung mà Đức Chúa Trời bày tỏ qua Kinh thánh là đối tượng đức tin của Cơ-đốc nhân.  Kinh thánh là sự bày tỏ ý muốn trong chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời, mà chính Chúa Giê-su là đối tượng thực thi sự cứu chuộc. Cơ-đốc nhân tin cậy và vâng theo sự dẫn dắt của Kinh thánh vì đây là phương cách duy nhất dẫn con người đến sự cứu rỗi.

Kinh thánh bao gồm những giáo lý bền vững về Đấng Christ và giao-ước dành cho tội nhân trong danh Ngài.  Tội nhân tiếp nhận Ngài nhận lấy toàn bộ những lời hứa quí giá để tin cậy Đấng Christ.

Cuối cùng đối tượng của đức tin nơi Cơ-đốc nhân là Đấng Christ và lời hứa được cứu rỗi trong danh Ngài.(Giăng 3:14-16; 20:31)

4.  Các Yếu Tố Của Đức Tin:

  • Yếu tố lý trí: Đức tin thật là sự biết chắc và tiếp nhận giáo lý qua lời phán của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh.
  • Yếu tố tình cảm: Tin cậy Phúc-âm từ bên trong tấm lòng bởi hành động Thánh Linh.
  • Yếu tố ý chí: Đức tin quyết tâm quay về với Thiên Chúa và sống theo lời Ngài.

Sự tổng hợp của lý trí, tình cảm và ý chí, là trung tâm của linh hồn con người.(Truyền 3:11; Rom 10:9)  Mang tính tính cực ở trong, hướng về Chúa Giê-su Christ.  Nếu đức tin ở ngoài Ngài thì chẳng hề tồn tại.  Khi tin, tức là được sống và tồn tại, nó liên quan chặc chẽ với sự sống đời đời.

5. Phân Loại Đức Tin.

  • Đức tin truyền thống:  Đức tin truyền thống mang tính đạo đức, không có tính thuộc linh, chỉ chấp nhận chân lý trên phương diện lịch sử, xuất phát từ lý trí không đến từ tấm lòng.  Bên ngoài loại đức tin này dường như đến từ Kinh thánh nhưng thật ra khi xem xét lại nó đến từ con người nên không thể dẫn đến sự cứu rỗi(Congv 26:27-18; Gia 2:19) và được Chúa Giê-su ví sánh nó như người dại cất nhà mình trên cát(Mat 7:26).
  • Đức tin dựa vào các phép lạ:  Một niềm tin xảy ra trong lòng con người khi phép lạ được thực hiện, hoặc niềm tin đặt vào chính người làm phép lạ(Mat 9:20-22).  Dù nhiều người đã kinh nghiệm phép lạ nhưng vẫn lìa bỏ Chúa, đánh mất sự cứu rỗi(Giăng 6:26).
  • Đức tin dựa vào cảm xúc : Không xuất phát từ tấm lòng nhưng bị đều khiển bởi tình cảm.  Đây là đức tin-tin tạm thời, dù kích động bởi lương tâm hoặc tình cảm nhưng không đem lại sự tái sanh và chỉ mang bản sắc tôn giáo.(Mat 13:20-21)

6. Đức Tin Dẫn đến Sự Cứu Rỗi.

Sự tin nhận Chúa Giê-su là Đấng cứu thế mình, tin vào dòng huyết nơi thập tự giá, sự sống lại, sự thăng thiêng, ngổi bên hữu Đức Chúa Trời và sự trở trở lại của Đấng Christ…

Tin thiên đàng, tin Kinh thánh là lời phán của Đức Chúa Trời với cả tấm lòng chân thật.  Đây là đức tin dẫn đến sự cứu rỗi.  Người ấy không bao giờ chối bỏ đức tin và chắc chắn họ sẽ nhận được sự sống đời đời.(Giăng 20:31)

Giăng 3:16:

  • Đức Chúa Trời là Đấng ban sự cứu rỗi không đến bởi sự chọn lựa của con người. 
  • Cơ-đốc nhân là đối tượng của sự cứu rỗi. 
  • Tình yêu thương của Thiên Chúa là lý do của sự cứu rỗi.  
  • Phương cách của sự cứu rỗi là Đức Chúa Trời ban Con một của Ngài. 
  • Kết quả của sự cứu rỗi là sự sống đời đời.

Sau cùng đức tin chân thật chắc chắn dẫn đến sự cứu rỗi cho linh hồn và thể xác sẽ được biến hóa khi Chúa Giê-su Christ trở lại.  Đức tin là việc của Đức Chúa Trời ban cho trong thiên ý định của Ngài(Eph 2:8-9).  Đức tin là sự ban cho của Thiên Chúa thì kết quả dẫn đến sự cứu rỗi cũng bởi Ngài ban cho.  Cơ-đốc nhân hãy luôn cảm tạ ơn lớn lao trọn vẹn này của Ngài.  Đức tin làm cho Đức Chúa Trời đẹp lòng(Heb 11:6).  Cơ-đốc nhân tin vào sự hiện diện chắc chắn của Đức Chúa Trời ; Tin vào sự ban thưởng chắc chắn của Đức Chúa Trời cho những người tìm kiếm Ngài.

NGHI VẤN VỀ GIÁO LÝ ÂN SỦNG ?

"Nhưng khi Đức Chúa Trời, là Đấng đã để riêng tôi ra từ lúc còn trong lòng mẹ,

 và lấy ân điển gọi tôi, vui lòng" (Gal 1 :15).

 Một số người nói rằng:’quan điểm ân sủng này nguy hiểm lắm.  Khi cộng đồng Cơ-đốc nhân sinh hoạt tôn giáo không có luật pháp thì họ dễ buông thả.  Nếu theo bài học Khảo Cứu này, Cơ-đốc nhân đã gạt bỏ luật lệ, các tiêu chuẩn và những mẫu mực cao. Hội thánh có khả năng sụp đổ.’ Kinh thánh phán rằng :‘lại nhờ Ngài mà hễ ai tin thì được xưng công bình về mọi điều theo luật pháp Môi-se chẳng có thể được xưng công bình(Côngv 13:39).  Những người theo chủ luật trong các hệ giáo Tin lành ngày nay cũng khuyến cáo : ‘Hãy cẩn thận không nên dạy tín hữu về sự tự do trong Đấng Christ e rằng sẽ có sản sinh những bất ổn trong tôn giáo.’ 

Những anh chị em Cơ-đốc nhân có suy nghĩ này, xin hãy tra xem lại toàn bộ bản văn Kinh thánh và so sánh đối chiếu.  Nhất là những lời khuyến cáo qua những bức thư sứ đồ Phao-lô gởi cho các Hội thánh.  Khi nghiên cứu cẩn thận, Cơ-đốc nhân sẽ thấu hiểu lời dạy của Kinh thánh về ân sủng và để tránh sự hiểu nhầm.  

Thật sự, đây không là quan điểm của một con người nào mà đây chính là quan điểm từ lời phán của Chúa qua Kinh thánh bày tỏ, được hệ thống lại cho rõ ràng minh bạch và hình thành tài liệu nầy.  Những chương cuối của thư Ga-la-ti để làm nền tảng(Gal 5:1-6:18)cho sự biết chắc về ân sủng của Thiên Chúa dành cho Cơ-đốc nhân.

Chương 5, chuyển từ những luận cứ sắc bén sang ứng dụng, từ giáo lý đến thực tế vào cuộc sống.  Xuyên suốt Thánh kinh đã bày tỏ Thiên ý định rằng : ‘Cơ-đốc nhân ‘từ tội nhân’được cứu bởi đức tin, tin nơi chính Chúa Giê-su Christ(‘…Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin lành. Mác 1:15 ; Giăng 1:12, 3:15-16, 36, 6:40, 47, 7:38, 8:24, 11:25; Côngv 16:31, 19:4 ; Rom 1:5, 16-17, 3:22, 26, 28; 4:3…rất nhiều chổ Kinh thánh quả quyết)sẽ không trở thành kẻ phản loạn bước đi sai lời phán của Đức Chúa Trời. 

Ngược lại, khi một Cơ-đốc nhân có đức tin nơi Chúa Giê-su Christ họ sẽ kinh nghiệm được luật của Chúa trong lòng mình, không cần đến quyền phép nào từ loài người.  Cơ-đốc nhân cậy nơi ân sủng của Thiên Chúa phục tùng Chúa Thánh linh, sống cho người khác, tôn cao, qui vinh hiển cho Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ có một kết thúc là kẻ phản loạn hay gây bất ổn trong cộng động Cơ-đốc giáo.  Người sống theo sự nương dựa vào quyền lực của thế gian mới là người luôn châm ngòi phát sinh đầy sự nổi loạn bởi họ đang sống trong nỗi sợ hãi của ách nô lệ, nương cậy nơi xác thịt, sống vị kỷ và miệng mở ra khen ngợi tôn vinh con người.

Giáo lý về sự tự do trong Christ, Cơ-đốc nhân bởi ân sủng không phải là giáo lý nguy hiểm theo tà thuyết khác.  Chính việc làm theo luật pháp mới có nguy cơ gieo rắc nhiều thảm họa trong đời sống vì luật pháp kêu gọi sự nổ lực làm những việc mà con người không thể có khả năng làm được; thay đổi bản chất cũ và khiến thể xác và tâm linh phục tùng luật pháp.  Việc làm theo luật pháp chỉ kết quả theo một thời gian ngắn, sau đó xác thịt bắt đầu nổi loạn.  Cơ-đốc nhân thuận phục nương cậy nơi quyền năng Thánh linh không chối bỏ hoặc chống lại luật pháp Đức Chúa Trời. 

Luật pháp đã được chính Chúa Giê-su Christ làm trọn tại thập tự giá. Kinh thánh cho biết :‘Sau đó, Đức Chúa Jêsus biết mọi việc đã được trọn rồi, hầu cho lời Kinh thánh được ứng nghiệm, thì phán rằng: Ta khát. Tại đó, có một cái bình đựng đầy giấm. Vậy, họ lấy một miếng bông đá thấm đầy giấm, buộc vào cây ngưu tất đưa kề miệng Ngài.  Khi Đức Chúa Jêsus chịu lấy giấm ấy rồi, bèn phán rằng: Mọi việc đã được trọn; rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn.’(Giăng 19:28-30) và luật pháp ấy đang được làm trọn trong người bởi Thánh linh Đức Chúa Trời(Rom 8:1-4). 

*    Những dòng ý tưởng trên được liệt kê trong chương 5 này:

1-    Cơ-đốc nhân đã được Đấng Christ buông tha cho được tự do, cho nên tôi hoàn toàn không còn ở dưới ách nô lệ của luật pháp(Gal 5:1-12).

2-    Nhưng Cơ-đốc nhân cần một điều gì đó – một Đấng nào đó – Ngài kiểm soát cuộc đời từ bên trong, ấy là Thánh linh(Gal 5:13-26)

3-    Bởi tình yêu thương của Thánh linh Cơ-đốc nhân có lòng khát khao sống cho người khác(Gal 6:1-10).

4-    Cuộc sống tự do này quá kỳ diệu; Cơ-đốc nhân muốn có đời sống ấy để tôn vinh, qui vinh hiển cho. Đức Chúa Trời; vì Ngài là Đấng Toàn năng(Gal 6:11-18).

*    Đối chiếu với người kinh nghiệm theo luật pháp, theo phép tắc của người lãnh đạo tôn giáo:

1-    Nếu tôi làm theo những luật lệ nầy, tôi sẽ nên người thiêng liêng hơn.  Tôi là người hết lòng ca ngợi vị lãnh đạo giáo hội, vì vậy tôi tự phục tùng giáo lý của ông ấy.

2-    Tôi tin tôi có sức mạnh để làm theo và tự cải thiện mình.  Tôi làm những gì tôi được dạy và đạt tiêu chuẩn đã đặt ra cho tôi.

3-    Tôi đang tiến bộ.  Tôi không làm những điều mà tôi đã từng làm.  Những người khác khen ngợi về sự vâng lời và đời sống kỷ luật của tôi.  Tôi tự thấy rằng mình tốt hơn những người khác trong mối thông công của tôi.  Được thiêng liêng như vậy quả thật tuyệt vời.

5-    Tôi ước mong và khao khát chia sẻ cho mọi người được để họ giống như tôi. Tôi thuôc về Đức Chúa Trời là điều tốt cho Ngài.  Cộng đồng của tôi là tốt nhất và lớn mạnh nhất… và những nhóm Tin lành khác quá tệ và không thiêng liêng…

Dù Cơ-đốc nhân là người nhìn luật pháp dưới khía cạnh như thế nào, việc làm theo vẫn nguy hiểm.  Lìa bỏ ân sủng chạy theo luật pháp thì luôn luôn mất mát, nhất là đánh mất đức tin nơi Cứu Chúa.  Trong bài học phần đầu của chương 5, Kinh thánh sẽ giải thích những điều người tin Chúa đánh mất khi lìa bỏ ân sủng của Đức Chúa Trời chạy theo luật lệ và phép tắc của con người.

Ms Lê Quí Hữu

Bài Học Kinh Thánh

KHẢO CỨU. THƯ TÍN Galati 6:1-10(1-5)

 7. Trong Thánh Linh Chúng Ta Bước Đi Bởi Tình Yêu.(Galati 6:1-10)   Cụm từ “Hãy yêu nhau” được Kinh thánh Tân-ước lặp lại ít nhất 12 lần và từ vựng” Lẫn nhau” là một trong nhiều cụm từ quan trọng trong ngôn ngữ Cơ-đốc giáo. Như: “Hãy cầu nguyện cho nhau”(Gia-cơ 5:16), “gây dựng...

KHẢO CỨU. THƯ TÍN Gal 5: 22-23, 25-26

 6. Trong Thánh Linh đem lại kết quả cho Đấng Christ( Gal 5: 22-23, 25-26).   Thắng hơn xác thịt và không làm điều ác là một chuyện, làm những việc thiện là biểu hiện một hành vi hoàn toàn khác.  Người giữ theo luật pháp có lẽ hãnh diện vì họ có...

KHẢO CỨU. THƯ TÍN Galati 5:16-21,24

 5. Trong Thánh Linh Thắng Hơn Mọi Sự (Galati 5:16-21,24).   Một sự phát lộ căn bản cho đời sống mới trong Christ bởi  sự vận hành của Thánh Linh Đức Chúa Trời là một chân lý quan trọng cho mỗi đời sống người tin Chúa.  Cơ-đốc nhân phải cậy Chúa...

KHẢO CỨU. THƯ TÍN Galati 5:13-15.

4. Tự Do Trong Thánh Linh.   Những người sủng bái luật pháp, sử dụng nhiều nổ lực cậy nơi con người vì họ nghĩ mình sẽ có câu giải đáp cho nan đề trong luật pháp; Nhưng Thánh kinh cho biết không có sự tuân giữ luật pháp nào có thể biến đổi căn nguyên tội...

KHẢO CỨU. THƯ TÍN GA-LA-TI 5:7-12

“Lệch Hướng ”   Lần đầu tiên khi vị sứ đồ Phao-lô đến với những tín hữu Cơ-đốc tại Ga-la-ti.  Sự tiếp đón và nhận ông”như là thiên sứ của Đức Chúa Trời”(Gal 4:14).  Những người tín nhân nầy tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời, tin nhận Chúa Giê-su...

<< 1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Topic: KHẢO CỨU GA-LA-TI Chương 5.

No comments found.

New comment