6.3 Lẽ Thật Chân Lý Thuộc Linh (Gal 4:24-29).
Câu chuyện trong phần Kinh văn này đang đề cập đến Sa-ra và A-ga; Y-sac và Ich-ma-el, mang tính biểu tượng có ý nghĩa sâu nhiệm dạy dỗ về thuộc linh hơn thoạt nhìn thấy bề ngoài. Ý nghĩa của những biến cố này không được phát biểu rõ ràng, nhưng có hàm ý nhấn mạnh. Vì vậy, câu chuyện thật về Y-sac và Ich-ma-el trình bày chân lý thuộc linh sâu nhiệm với thư tín Ga-la-ti tiếp tục giải thích những ý nghĩa thuộc linh tiềm ẩn chứa phía sau các sự kiện lịch sử này và được phân chia như sau :
Giao Ước cũ | Giao Ước mới | |
Luật pháp | Ân sủng | |
A-ga (Ả-rập có nghĩa là đá) người nữ nô lệ. | Sa-ra, người nữ tự chủ | |
Núi Si-na-i Nỗi kinh khiếp trói buộc.... (Ả-rập nghĩa là đá, người Á-rập gọi là núi đá)
|
Nỗi vui mừng, tự do và đầy phước hạnh |
|
Ich-ma-el sinh ra theo ý muốn xác thịt | Y-sác, được sinh ra cách kỳ diệu | |
Giê-ru-sa-lem trên đất , trong ách nô lệ | Giê-ru-sa-lem trên trời, được tự do |
Kinh thánh, Thư Ga-la-ti đã minh họa từ hai người con trai của Áp-ra-ham(Gal 4:22-23)qua hai việc sinh ra khác nhau: sinh ra theo phần xác thì sẽ thành tội nhân và sinh ra về phần thiêng liêng khiến Cơ-đốc nhân trở nên con cái của Đức Chúa Trời(một qui định, sự đã định, không thay đổi). Cẩn thận hơn, chúng ta nên xem lại Sáng 21:1-12, sẽ khám phá một chân lý thuộc linh kỳ diệu nói về ân cứu rổi. Y-sác, được hình bóng về các Cơ-đốc nhân.
- Hình bóng về hai nhóm người:
(1)-Y-sác được sinh ra trong năng quyền của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã định trước việc ra đời của Y-sác theo kế hoạch thiên ý định. Vì vậy, sau 25 năm Áp-ra-ham bước đi trong đức tin, Ngài mới thực hiện chương trình của Ngài trên gia đình Áp-ra-ham, Ngài ban một con trai theo lời hứa của Ngài cho ông bà Áp-ra-ham và Sa-ra. Y-sác “sinh ra theo Thánh linh Thiên Chúa”(Gal 4:29), cũng như Cơ-đốc nhân”được sinh bởi Thánh Linh Đức Chúa Trời”(Giă 3:1-7). Y-sác do Áp-ra-ham sinh(người đại diện cho đức tin, Gal 3:9)và Sa-ra(người đại diện cho ân sủng)sinh ra. Như vậy, Y-sác được sinh ra là “nhờ ân sủng, trong ân sủng Thiên Đàng…bởi đức tin”như những Cơ-đốc nhân khác (Êph 2:8-9).
(2)-Y-sác, đem lại sự vui mừng lớn cho gia tộc. Tên ông mang ý nghĩa nầy, nhất là khi cha mẹ ông đã tác cao tuổi nhiều. Cũng vậy, nhận được sự cứu rỗi là một kinh nghiệm vui mừng, không chỉ đối với bản thân kẻ tin, nhưng còn đối với những người chung quanh.
(3)-Y-sác lớn lên và thôi bú sữa(Sáng 21:8). Cứu rỗi là sự khởi đầu không phải là sự kết thúc. Sau khi ra đời, Cơ-đốc nhân cần phải lớn lên(1Phie 2:2; 2Phie 3:18). Việc dứt sữa xảy ra cùng một lúc đứa trẻ lớn khôn; Tín nhân Cơ-đốc biết ý thức cần phải loại bỏ đi”những điều thuộc về con trẻ”(1Cor 13:11). Bởi Cơ-đốc nhân dễ dàng nắm lấy, quay lại “những điều sơ học”của những ngày đầu mới tin Chúa và không sở hữu được những “khí mạnh”thuộc linh của sự trưởng thành. Trẻ con không thích bị thôi bú, nhưng nó không thể nào trở thành người lớn cho đến khi chịu dứt sữa (Thi 131:1-3).
(4)-Ông bị bắt bớ(Sáng 21:9). Ich-ma-el (con trai theo xác thịt)đã gây phiền toái cho Y-sác, giống như bản chất cũ đã gây khó khăn cho Tín nhân Cơ-đốc(Gal 5:16). Ich1-ma-el không tạo nên rắc rối nào trong gia đình cho đến lúc Y-sác ra đời, giống như con người cũ không gây phiền toái cho tín nhân Cơ-đốc cho đến khi tín nhân đó mặc lấy người mới và tuân phục Đấng Christ.
Trong gia-đình của Áp-ra-ham khi xem xét qua Kinh thánh chúng ta thấy có những xung đột cơ bản mà Cơ-đốc nhân ngày nay đối diện: A-ga chống lại Sa-ra = Luật pháp chống lại ân sủng; Ich-ma-el nghịch lại với Y-sác = xác thịt với Thánh Linh. Phải biết rằng Cơ-đốc nhân không thể phân rẽ bốn yếu tố này. Người Do-thái dạy rằng luật pháp làm cho tín hữu thiêng liêng hơn, nhưng Kinh thánh Rô-ma 7:19 nói rõ luật pháp chỉ sinh ra chinh chiến xác thịt bên trong đời sống tín nhân Cơ-đốc. Không có luật pháp nào đủ mạnh để thay đổi kiềm chế Ich-ma-el, nhưng Y-sác chẳng cần đến luật pháp nào.”Bản chất cũ không biết luật pháp-bản chất mới không cần luật pháp”.
Tín nhân Cơ-đốc thật sanh ra không bởi ý muốn của con người, cũng không phải bởi ý muốn của xác thịt, nhưng bởi Đức Chúa Trời. Điều quan trọng không phải là dòng dõi sanh ra theo sự tự nhiên, nhưng là sự sinh ra từ thiên thượng và diệu kỳ bởi đức tin nơi Đức Chúa Giê-su Christ. Ich-ma-el chế giễu Y-sac vả việc đó báo trước rằng : ‘những người sanh ra bởi xác thịt đã bắt bớ những người sanh bởi Thánh linh.’
Thư Ga-la-ti đã giải thích về ý nghĩa quan trọng thuộc linh về hai người con trai của Áp-ra-ham, bay giờ chúng ta cùng suy nghĩ – nghiên cứu đến hai người vợ của Áp-ra-ham. Kinh thánh Ga-la-ti muốn bày tỏ sự tương phản giữa luật pháp với ân sủng và chứng tỏ rằng người tin Chúa không ở dưới luật pháp, nhưng ở trong tự do của sự yêu thương đến từ ân sủng Đức Chúa Trời. Kinh thánh phát lộ về sự kiện A-ga để tín nhân Cơ-đốc thấy rõ luật pháp không còn quyền hạn gì trên Cơ-đốc nhân nữa.
Giao-ước được ban tại núi Si-nai đem lại ách tôi mọi(Gal 4:25); vì A-ga,(đã được định là tôi mọi)là một nữ tôi mọi là hình bóng thích hợp về luật pháp. A-ga đại diện cho Giê-ru-sa-lem, kinh đô của người Is-ra-el và là trung tâm của người dân Pa-let-tin chưa được cứu, bao gồm những người đang cố tìm kiếm sự xưng công nghĩa bởi giữ luật pháp. Những người này, cùng với con cháu họ, tức những môn đồ của họ, đều làm tôi mọi. Một kiểu cách xây dựng sự công nghĩa được thư tín Ga-la-ti mô tả với những tính cách nhân vật đầy xúc phạm, khi thư Ga-la-ti liên kết với người Is-ra-el không tin Chúa với A-ga thay vì với Sa-ra, với Ich-ma-el thay vì với Y-sac. Câu 27, được trích dẫn từ Kinh thánh tiên tri Ê-sai 54:1, một lời dự báo con cái trên trời sẽ đông hơn con cái của Giê-ru-sa-lem dưới đất. Sa-ra là người nữa đã son sẻ rất lâu, A-ga là người nữ có chồng. Chúng ta phải hiểu chiến thắng cuối cùng của Sa-ra, hay Giê-ru-sa-lem trên trời, theo cách nào đây ? Ấy là con cái của lời hứa bao gồm hết thảy mọi người đến Đức Chúa Trời bởi đức tin- là đông hơn con cái của A-ga, người sống dưới luật pháp.
- Ý nghĩa về hai người vợ:
(1)-A-ga là vợ thứ của Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời không bắt đầu từ A-ga ; Ngài bắt đầu với Sa-ra. Theo cách Ngài đối đãi với con người, Đức Chúa Trời bắt đầu bằng ân sủng của Ngài. Trong vườn Ê-den, Thiên Chúa chu cấp cho A-dam và Ê-va bằng ân sủng. Thậm chí sau khi họ phạm tội. Ngài cũng dự bị cho họ áo bằng da con thú để che thân trong ân sủng của Ngài(Sáng 3:21). Ngài không ban cho tổ tiên loài người luật pháp để làm phương pháp khiến họ tuân thủ được cứu rỗi ; thay vào đó, Ngài ban cho lời hứa trong ân sủng để họ tin theo; lời hứa về Đấng cứu chuộc(Sáng 3 :15).
Trong mối tương giao, Ngài với người Is-ra-el cũng vậy, Đức Chúa Trời hành động trên nền tảng ân sủng chứ không phải luật pháp. Giao-ước Ngài lập với Áp-ra-ham(Sáng 15) thuộc về ân sủng, vì Áp-ra-ham nằm ngủ mê trong khi Ngài lập giao-ước với ông. Đức Chúa Trời giải cứu người Is-ra-el ra khỏi Ai-cập do ân sủng chứ không do luật pháp vì lúc bấy giờ luật pháp chưa được ban xuống. Giống như A-ga, vợ thứ của Áp-ra-ham, luật pháp được thêm vảo(Gal 3 :19). A-ga đóng vai trò tạm thời và rồi lui khỏi, giống như luật pháp thực hiện chức năng đặc biệt của nó và sau đó được cất bỏ đi(Gal 3 :24-25).
(2)-A-ga là một nô lệ. Trong Kinh thánh xem bà như một người nữ nô lệ cho dù bà đã sanh con cho Áp-ra-ham(Gal 4 :22-23, 30-31). Sa-ra là người nữ tự do và vì vậy địa vị của bà là người tự do ; như A-ga, mặc dù lấy Áp-ra-ham làm chồng nhưng vẫn còn là đầy tớ. Cũng vậy, Luật pháp được ban cho như một đầy tớ ‘Vậy luật pháp phục vụ điều gì’(Gal 3 :19). Luật pháp đóng vai tró như chiếc gương soi chỉ ra mọi tội lỗi của con người(Rom 3 :20), như một thầy giáo canh giữ con người và cuối cùng dẫn họ đến với Đấng Christ(Gal 3 :23-25) ; nhưng luật pháp không bao giờ được coi như người mẹ !
(3)-A-ga vốn không được định sinh con. Việc Áp-ra-ham ăn ở với A-ga để sanh Ich-ma-el là việc ngoài thiên ý định của Đức Chúa Trời; đó là kết quả của lòng không kiên nhẫn của Sa-ra và Áp-ra-ham. A-ga cố gắn thay thế Sa-ra, làm những việc mà chỉ có Sa-ra mới được phép làm và thất bại luật pháp không thể ban sự sống(Gal 3:21-22), hoặc sự sống chính(Gal 2:21), hoặc ân tứ Thánh linh(Gal 3:2), hoặc cơ nghiệp thiêng liêng(Gal 3:18). Y-sác sinh ra làm con thừa tự của Áp-ra-ham(Sáng 21:10), nhưng Ich-ma-el không thể dự phần trong cơ nghiệp được. Người Do-thái cố gắn làm cho A-ga trở thành người mẹ, thư tín Ga-la-ti bày tỏ sự nặng lòng đối với Tín nhân Cơ-đốc mong ước ngày càng giống Đấng Christ hơn. Tôn giáo hoặc luật lệ nhiều đến đâu cũng không đem sự sống đến cho tội nhân chết mất. Chỉ có Đấng Christ mới có thể làm điều đó bởi Phúc-âm.
(4)-A-ga sinh ra một nô lệ. Ich-ma-el là một người hoang dã(Sáng 16:12) và mặc dù là một nô lệ, không ai có thể trị phục người được, kể cả mẹ anh ta. Giống như Ich-ma-el, con người cũ(xác thịt) đang tranh chiến với Đức Chúa Trời và luật pháp không thể thay đổi hoặc cai trị nó. Bởi bản chất, Thánh linh và xác thịt “trái nghịch nhau”(Gal 5:17) dù nhiều hoạt động tôn giáo bao nhiêu cũng không thay đổi được tình cảnh. Bất kỳ ai chọn A-ga(luật pháp)làm người mẹ của mình thì sẽ chịu ách tôi mọi(Gal 4:8-11, 22-25, 30-31, 5:1). Nhưng Sa-ra(ân sủng)là mẹ trong sự tự do của Đấng Christ. Đức Chúa Trời muốn con cái Ngài tự do(Gal 5:1)
(5)-A-ga bị đuồi đi. Chính Sa-ra ra lệnh:”Hãy đuổi con đòi với con nó đi đi”(Sáng 21:9-10), Đức Chúa Trời chấp thuận điều đó(Sáng 21:12). Ich-ma-el đã ở trong nhà ít nhất là 17 năm; giờ thì ông phải ra đi. Trong gia đình không có chỗ cho A-ga và Ich-ma-el chung với Sa-ra và Y-sác; hai người phải ra đi. Luật pháp và ân sủng, xác thịt và Thánh linh không thể thỏa hiệp sống chung với nhau được. Đức Chúa Trời không đòi hỏi A-ga và Ich-ma-el thỉnh thoảng ghé thăm gia đình; sự chấm dứt mối quan hệ này là vĩnh viễn. Người Do-thái thời Phao-lô và trong thời đại chúng ta ngày nay – đang cố sức hòa hợp Sa-ra với A-ga, Y-sác với Ich-ma-el; sự hòa hợp ấy trái với lời Đức Chúa Trời. Không thể nào pha trộn luật pháp với ân sủng, sự công chính do Đức Chúa Trời ban cho với nổ lực tìm kiếm công chính của con người.
(6)-A-ga không lập gia đình trở lại. Theo thời điểm thư tín Ga-la-ti cho biết trong thiên ý định của Đức Chúa Trời không bao giờ ban luật pháp cho bất kỳ quốc gia hay dân tộc nào, kể cả Hội thánh của Ngài. Vì các giáo sư Do-thái áp lực đặc luật pháp trên các tín hữu Ga-la-ti là họ công khai hóa chống lại chính kế hoạch của Đức Chúa Trời. Vào thời Phao-lô, đất nước Is-ra-el ở dưới ách của luật pháp, trong khi Hội thánh đang hưởng tự do trong ân sủng của”Giê-ru-sa-lem trên trời.” Kinh thành của những người được xưng công bình bởi đức tin là thành thánh Giê-ru-sa-lem trên trời. Đây là mẹ của mọi tín hữu, cả người Do-thái lẫn người Ngoại Bang (Gal 4:26). Giáo sư Do-thái muốn “kết giao”núi Si-na-i với núi Si-ôn trên trời(Heb 12:22), nhưng như thế là phủ nhận những gì Chúa Giê-su đã làm tại đồi Gô-gô-tha(Gal 2:21). A-ga không được lập hôn thú lần nữa.
Theo quan điểm con người, việc Đức Chúa Trời ra lệnh Áp-ra-ham đuổi người con trai ông rất mực yêu thương có vẻ nhẫn tâm. Nhưng đó là giải pháp duy nhất cho nan đề, vì” đứa con ngoại hứa” không thể nào sống chung với con lời hứa được. Tuy nhiên, trong cái nhìn sâu xa hơn, hãy nghĩ đến cái giá Đức Chúa Trời phải trả khi ban Con Ngài gánh chịu sự rủa sả của luật pháp để giải phóng chúng ta được tự do. Tấm lòng đau đớn của Áp-ra-ham dẫn đến sự tự do cho Y-sac; Đức Chúa Trời sai phái Con Ngài xuống là để chúng ta có được tự do trong Đấng Christ.
Hãy xem sự đau khổ của Chúa Giê-su trong tay những con người xác thịt và việc ấy vẫn còn phải liên tục xảy ra trên Hội thánh Ngài lâu dài – sự thù địch giữa xác thịt và Thánh Linh. Amen!
Kỳ sau
6.4 Những phước hạnh hiện thực(Gal 4:30-31)
Ms Lê Quí Hữu