– Bản đồ ‘đường lưỡi bò’ được Trung cộng đưa ra quá phi lý về cả lịch sử và pháp lý quốc tế, chuyên gia nghiên cứu về biển Đông,
Trung cộng chỉ đưa một bản đồ có đường lưỡi bò kèm theo công hàm của họ phản đối về các báo cáo của Việt Nam về ranh giới ngoài thềm lục địa (năm 2009). Nhưng họ cũng không giải thích rõ ràng đường lưỡi bònày là gì.
Theo các học giả Trung cộng , đường lưỡi bò chính thức xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ do chính quyền Cộng hòa Trung Hoa xuất bản vào tháng 2-1948, được coi như là là một đường đứt khúc gồm có 11 đoạn, bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông.
Đến năm 1953, theo phê chuẩn của Thủ tướng Chu Ân Lai, đường lưỡi bò bị bỏ hai đoạn đứt khúc, nằm giữa đảo Hải Nam và bờ biển Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ, một đoạn nằm giữa Đài Loan và các đảo Lưu Cầu (Ryu Kyu) của Nhật Bản. Và từ giai đoạn này trở đi, nó chỉ còn 9 đoạn.
Như thế, việc Trung cộng muốn xem đường lưỡi bò (gồm 9 đoạn như đã biết) chính là đường biên giới biển cũng không đủ căn bản pháp lý?
Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát. Đường lưỡi bò không phải là con đường có tính ổn định và xác định. Như đã nói, từ 11 đoạn, năm 1953, Trung cộng đã phải bỏ đi hai đoạn vì quá vô lý.
Nói như Du Khoan Tứ, GS Luật của Đại học Quốc lập, Đài Loan: “Đường ranh giới chữ U không những được xác định trước khi Công ước Geneva 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 xuất hiện, mà còn không có luận điểm căn bản , cũng không có mốc kinh độ, vĩ độ, vì thế nó khó mà biểu thị là một đường biên giới được”.
Yêu sách đường lưỡi bò phi lý! Bởi lẽ,
Thứ nhất, Trung cộng cho rằng đã thực thi chủ quyền trên vùng biển này từ rất lâu, thậm chí từ trước Công nguyên. Nhưng, họ lại không đưa ra được các bằng chứng thuyết phục về vấn đề này. Ngược lại, các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn Ả rập, Ấn Độ, Mã Lai, Việt trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy biển Đông hoàn toàn là “ao hồ của Trung hoa”.
Các chính quyền phong kiến Trung hoa cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào, trước các hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. Ngược lại còn có những hành động thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1774: quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung hoa.
Thứ hai, các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung hoa, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294) đến Đại Thanh Nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung hoa là Nhai huyện, đảo Hải Nam”.
Các bản đồ lãnh thổ Trung hoa của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung hoa. Bản đồ Trung hoa
thế kỷ XVII của