Source phapluat.vn - Công an, cảnh sát cơ động mang cả chó bao vây nhà của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, ảnh chụp hôm 05-01-2012.
Vụ cưỡng chế đất của các chủ đầm ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý tại Cống Rộc, xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng tiếp tục là đề tài nóng của nhiều báo chí trong nước, cũng như của các trang blog
Trường hợp của hai gia đình vừa nêu cũng tương tự như nhiều người khác tại khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Những người có cùng cảnh bị cưỡng chế bất công phải khiếu kiện lâu nay chia xẻ đồng cảm với gia đình họ Đoàn trong phần trình bày sau, do Gia Minh thực hiện.
Con giun xéo lắm phải oằn
Tình trạng khiếu kiện về cưỡng chế đất đai trái pháp luật đã kéo dài lâu nay tại Việt Nam. Các văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và chính phủ ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh hằng ngày vẫn còn có người đến kêu oan vì bị cơ quan chức năng địa phương lấy đất, tài sản của họ một cách phi pháp. Có những lúc số người khiếu kiện tập trung lại lên đến cả mấy trăm người như hồi tháng 7 năm 2007 tại văn phòng II của quốc hội ở thành phố Hồ Chí Minh.
Việc khiếu kiện đông người buộc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định 136 cấm khiếu kiện tập thể và điều này bị tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ kiện cho là trái với hiến pháp Việt Nam. Thế rồi vấn đề khiếu kiện đông người cũng được quốc hội khóa 12 đưa ra nghị trường bàn bạc. Nhiều đại biểu cho rằng không thể bỏ qua tình trạng đó. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có gì chuyển biến và hầu hết những vụ khiếu kiện về đất đai của
người dân vẫn không được giải quyết thỏa đáng.
Các cụ ta nói rồi ‘con giun xéo lắm phải oằn’, và nước khi ắp lên rồi không chữa được nữa phải vỡ bờ. Con người ta cũng thế, khi đến bước đường cùng phải chống lại. Đằng nào cùng chết, mà phải chết vinh quang. Dân tộc Việt Nam không bao giờ để chết nhục nhã được.
Vụ gia đình họ Đoàn sử dụng súng hoa cải và mìn tự tạo để chống lại lực lượng cưỡng chế hồi ngày 5 tháng 1 vừa qua được xem như là một phản ứng ‘tức nước, vỡ bờ’ đối với việc cơ quan các cấp tùy tiện thu hồi đất đai, tài sản của người dân không theo đúng qui định của pháp luật.
Điều này được các dân oan hoàn toàn chia xẻ. Ông Trọng Thanh, một người bị thu hồi đất ở Nam Định cho biết:
Các cụ ta nói rồi ‘con giun xéo lắm phải oằn’, và nước khi ắp lên rồi không chữa được nữa phải vỡ bờ. Con người ta cũng thế, khi đến bước đường cùng phải chống lại. Đằng nào cùng chết, mà phải chết vinh quang. Dân tộc Việt Nam không bao giờ để chết nhục nhã được.
Bà Nguyễn Kim Phượng, một dân oan khác ở Cà Mau phải đi khiếu kiện về đất đai của bà suốt 20 năm qua trình bày ý kiến về vụ Đoàn Văn Vươn:
Dân rất hài lòng, họ thấy chính quyền làm không đúng. Dân thấy ông này ở đó rất lâu rồi, mà nếu lấy đất làm công trình phục vụ công ích quốc gia thì phải có bồi thường thỏa đáng. Chứ đâu lại đập nhà người ta
như thế, tức không có công bằng, không có nhân quyền.
Dân rất hài lòng, họ thấy chính quyền làm không đúng. Dân thấy ông này ở đó rất lâu rồi, mà nếu lấy đất làm công trình phục vụ công ích quốc gia thì phải có bồi thường thỏa đáng. Chứ đâu lại đập nhà người ta như thế, tức không có công bằng, không có nhân quyền.
Bà Nguyễn Kim Phượng
Những người dân oan bị mất đất, mất tài sản trở thành những người tay trắng phải khiếu kiện lâu nay mà không hề được giải quyết. Ra đến tận trung ương, nhận được hứa hẹn nhưng khi về địa phương lại không được đoái hoài; những thành phần đó giờ đây cho rằng phản ứng của gia đình họ Đoàn giúp cho họ thêm động lực, can đảm để tiếp tục cuộc đấu tranh vì công lý, như phát biểu của bà Nguyễn Kim Phượng:
Vụ ông ngoài đó tôi thấy rất hài lòng, đó là một phấn đấu cho tất cả những người dân bị oan, nhất là gia đình tôi.
Và của ông Trọng Thanh về điểm này:
Sự kiện Đoàn Văn Vươn là ‘thế’ để cho các làng, xã, khu vực khác dựa vào thế đó để đứng lên đòi dân chủ, tự do, đòi dân quyền mà theo thế giới là ‘nhân quyền’. Đó là đòi quyền được giữ mảnh đất của mình, có quyền bảo vệ tài sản của mình chứ không thể dùng cường quyền mà đến cướp.
Dân ở khu vực tôi uất ức lắm và từ vụ việc đó chúng tôi liên hệ đến khu vực mình.
Hiện nay bốn thành viên trong gia đình họ Đoàn đang bị giam và sẽ bị đưa ra xét xử về tội sử dụng vũ khí chống lại người thi hành công vụ. Đối với phiên xử sắp đến, những người dân oan mất đất khác mong muốn công lý được thực thi.
Bà Nguyễn Kim Phượng bày tỏ mong muốn:
Tôi mong đợi ông được công lý pháp luật can thiệp công bằng cho gia đình ông ta.
Và ông Trọng Thanh có ý kiến:
Luật pháp bảo vệ quyền lợi cho ai? Cho kẻ tham nhũng hay cho dân? Việc chống thi hành công vụ đối với ông Vươn nên chỉ rút kinh nghiệm về hành chính thôi. Ai gây ra vụ việc đó phải bị bỏ tù.
ông Trọng Thanh
Ai sai phải sửa. Chính quyền mà hành sử ‘cường hào ác bá’ như thế buộc dân đứng lên như Chí Phèo phải đâm vào lưng Bá Kiến.
Luật pháp bảo vệ quyền lợi cho ai? Cho kẻ tham nhũng hay cho dân? Việc chống thi hành công vụ đối với ông Vươn nên chỉ rút kinh nghiệm về hành chính thôi. Ai gây ra vụ việc đó phải bị bỏ tù.
Trong tình hình cường hào, ác bá, bước đường cùng như thế đối với anh Vươn là hành động anh hùng; phê phán là những người dùng quyền cướp đất của dân.
Cho đến lúc này hầu như tất cả các báo trong nước, rồi Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đều có những kết luận về việc cưỡng chế sai trái của các cấp chính quyền tại huyện Tiên Lãng. Hồi đầu tuần này, Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn và Hội Nghề Cá cho biết sẽ vào cuộc tìm hiểu sự việc theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ.
Duy chỉ có cơ quan truyền thông tại Hải Phòng tiếp tục cho rằng cơ quan chức năng địa phương làm đúng. Lâu nay, người ta thường nói ‘Phép Vua thua lệ làng’, không biết rồi lần này công lý có được thực thi hay cũng như bao lâu nay, những dân oan khiếu kiện hết năm này qua năm khác, đi từ địa phương lên trung ương, từ trung ương về địa phương để rồi mọi chuyện vẫn dẫm chân tại chỗ. Bản thân nạn nhân từ chỗ bị mất đất, mất nhà một cách bất công đến chỗ rơi vào cảnh bị bắt bớ đánh đập, thậm chí tù đày.
© RFA